Bật mí cách chăm sóc gà chọi sau khi đá từ lão sư kê

Bật mí cách chăm sóc gà chọi sau khi đá từ lão sư kê

Sau mỗi trận đá gà, các chú chiến kê thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, việc tìm hiểu cách chăm sóc gà chọi sau khi đá chuẩn xác sẽ giúp các sư kê đảm bảo thể trạng vật nuôi luôn được đảm bảo an toàn nhất. Vậy có những phương pháp nào áp dụng hiệu quả nhất? Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc các chú gà sau khi thi đấu? Hãy cùng trực tiếp đá gà khám phá nhé.

Bỏ túi cách chăm sóc gà chọi sau khi đá từ A đến Z

Để giúp các chú chiến kê luôn duy trì được sức khỏe ổn định nhất, đảm bảo phong độ khi thi đấu thì áp dụng cách chăm sóc gà chọi sau khi đá có vai trò cực kỳ quan trọng. Bạn vừa phải kiểm tra tình trạng hiện tại của các chú gà để có phương án xử lý hiệu quả nhất. Đồng thời vừa phải có kế hoạch chăm sóc lâu dài, cụ thể như sau:

Xử lý sau khi gà chọi vừa đá 

Sau khi gà chọi tham gia thi đấu, cơ thể thường có nhiều vết thương và bám bụi bẩn, đất cát. Do đó, bạn cần xử lý đúng cách để không gây nhiễm trùng cho chú chiến kê của mình. Đầu tiên, hãy dùng khăn mỏng thấm đẫm nước ấm để lau bỏ phần bụi bẩn bám trên cơ thể gà. Lưu ý lau nhẹ nhàng, không cọ sát dễ tổn thương đến các vết rách.

Tiếp đến, moi hết chất bẩn, đờm, đất, cát trong cổ họng gà để thông thoáng đường thở. Nên chú ý không nên cho gà ăn nhiều ngay mà chỉ ăn một ít cơm nóng để có sức. Hoặc nếu quá yếu thì dùng bơm tiêm chất lỏng để làm sạch đường tiêu hóa và dễ hấp thụ.

Các chú chiến kê cần được loại bỏ sạch sẽ vết bẩn, bùn đất khỏi cơ thể sau khi đá
Các chú chiến kê cần được loại bỏ sạch sẽ vết bẩn, bùn đất khỏi cơ thể sau khi đá

Kiểm tra và xử lý các vết thương

Phần chân của gà sẽ bị thương nhiều nhất bởi phải chịu những đòn tấn công gay gắt từ đối thủ. Do đó, bạn cần kiểm tra để xác định tình trạng nặng hay nhẹ, có bị đỏ hay rách không. Đặc biệt, khi gà sử dụng các phụ kiện như cựa dao, cựa sắt cũng khá nguy hiểm bởi băng dính cứa vào da trong thời gian dài. Do đó, hãy chuẩn bị một chậu nước lạnh để ngâm chân gà tầm 20 phút. Cách này sẽ giúp các cơ được thư giãn, tránh sưng tấy, nhiễm trùng.

Đối với những trường hợp chân bị yếu, không thể đứng vững, cách chăm sóc gà chọi sau khi đá là om bóp với nghệ, kết hợp xoa bằng dầu. Trường hợp vết thương bị nhẹ, chỉ cần sát trùng và bôi thuốc đỏ, sau vài hôm sẽ tự lành. Còn nếu bị nặng, vết rách lớn cần sử dụng thuốc chống sưng để không nhiễm trùng.

Có thể om bóp nghệ để không sưng tấy sau khi gà chọi đá
Có thể om bóp nghệ để không sưng tấy sau khi gà chọi đá

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cách chăm sóc gà chọi sau khi đá có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào chế độ ăn hằng ngày. Ở giai đoạn vừa đá về, ưu tiên chuẩn bị đồ ăn là chất lỏng, dễ nhai nuốt để cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ.

Bạn có thể kết hợp trộn lẫn cơm và cám, hòa thêm thuốc để gà ăn giúp nhanh hồi phục cơ thể. Đối với mồi cần cắt nhỏ, chỉ nên cho ăn lượng vừa phải, không ép gà ăn nhiều.

Một số loại thuốc sử dụng cho gà chọi sau khi đá

Cách chăm sóc gà chọi sau khi đá cần sử dụng một số loài thuốc kháng sinh, kháng viêm để giảm bớt tình trạng nguy hiểm cho vết thương. Ngay khi gà vừa thi đấu xong, trước khi cho ăn, bạn nên dùng viên tiêu hóa của Ý để loại bỏ hết các chất bẩn, cặn bã trong đường dạ dày.

Đối với vết thương thì cần dùng thuốc kháng sinh EN150 để giảm tình trạng sưng ấy, phù nề. Bạn có thể lấy một lượng khoảng 2 gram hòa lẫn 3-5 cc nước rồi tiêm trực tiếp cho gà. Thời gian sử dụng khoảng 3 đến 5 ngày, không nên dùng quá dài dễ gây tác dụng phụ. 

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm B1. Đây cũng là cách chăm sóc gà chọi sau khi đá khá hiệu quả, giúp chiến kê nhanh chóng hồi phục thể trạng, hấp thụ các chất dinh dưỡng. Liều lượng tốt nhất là chỉ 1-2 viên để tránh suy kiệt do tình trạng cơ thể đang khá yếu.

Lưu ý khi chăm sóc gà sau đá

Cần tách gà vừa đá khỏi đàn để tránh tình trạng bị thương nặng hơn, hoặc bị các con khác tấn công khiến quá trình hồi phục kéo dài.

Cách chăm sóc gà chọi sau khi đá còn đòi hỏi phải quan sát kỹ càng tình trạng của gà. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng khò khè, thậm chí đi ỉa phân xanh, trắng thì hãy chú ý đến chuồng trại. Hãy đưa gà đến nơi ở ấm hơn, tránh gió lạnh và trải rơm, rạ để không tiếp xúc nền đất.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại để tạo môi trường sống sạch sẽ, giúp ngăn chặn các mầm bệnh gây hại. Đặc biệt ở thời điểm sau khi đá sức khỏe gà còn khá yếu nên cần hết sức đề phòng.

Sau khi gà đá, cần chú trọng chăm sóc để hồi phục cơ thể gần như hoàn toàn mới cho quay lại để tập luyện. Tuyệt đối không nên áp dụng các bài tập khi chiến kê chưa khỏi hẳn sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Cần nuôi nhốt gà sau khi đá vừa đàn để nhanh hồi phục
Cần nuôi nhốt gà sau khi đá vừa đàn để nhanh hồi phục

Lời kết

Cách chăm sóc gà chọi sau khi đá đúng kỹ thuật sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho gà, nhanh chóng hồi phục thể trạng. Đây là cũng quy trình quan trọng giúp vật nuôi duy trì phong độ để tiếp tục thi đấu cho những lần tiếp theo. Hãy theo dõi thêm các bí kíp nuôi gà đá để áp dụng ngay tại nhà thật hiệu quả nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *